Tuy nhiên quyền tác giả nói riêng cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung sẽ không được bảo hộ tuyệt đối mà sẽ bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Vậy theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường hợp nào quyền tác giả bị giới hạn?
I: Cơ sở pháp
- Luật sở hữu trí tuệ 2005
II. Các trường hợp giới hạn quyền tác giả.
1. Thứ nhất, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Theo Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì có thể thấy các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao đều có đặc điểm sau hay có thể coi là điều kiện để việc sử dụng tác phẩm là hợp pháp:
+ Tác phẩm ở đây đã được công bố;
+ Việc sử dụng phải hoàn toàn vì mục đích phi thương mại như: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, cung cấp thông tin, giới thiệu tác phẩm...
+ Việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thưởng tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác già, chủ sở hữu quyển tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm (tôn trọng các quyền của tác già).
Ví dụ: Giảng viên X của trưởng Đại học Y có hành vi photocopy một bản của tác phẩm báo chi (Phóng sự về tệ nạn xã hội) để dùng vào việc giảng dạy cho các sinh viên trong trưởng. Hành vi này của giảng viên A là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về giới hạn quyền tác giả (Điểm a Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, nếu hành vi này là do sinh viên thực hiện nhằm phục vụ cho việc học tập thì đó lại là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Công ty Luật TNHH MTV SLC
2. Thứ hai, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Đây là ngoại lệ dành riêng cho những trường hợp mà do đặc thù công việc, lĩnh vực hoạt động, những chủ thể này thường xuyên sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng (Các tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm, bản ghi để phát sóng).
Đối với những quy định tại Điều 26 Luật sở hữu trí tuệ 2005, cần đảm bảo các điều kiện sau:
+ Một là, khi thực hiện các hành vi trên, không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
+ Hai là, các hành vi nêu trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
Ví dụ: X là nhà sản xuất chương trình giải trí trên truyền hình. Trong quá trình làm việc, ekip của X có sử dụng một ddoannj nhạc trong bài hát “Mặt trời bé con” do nhạc sỹ Trần Tiến sáng tác để làm nhạc nền. Được biết chương trình X sản xuất có quảng cáo cho hãng thời trang Y. Như vậy, trong trường hợp này, X không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát là nhạc sỹ Trần Tiến kể từ khi sử dụng bài hát đó.

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SLC
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH MTV SLC qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0911.688.554 hoặc E-mail: Congtyluatslc@gmail.com.