Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Luật SLC chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ về vấn đề này “Vi bằng và công chứng nhà đất nên hiểu thế nào cho đúng”.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Công chứng 2014 số 53/2014/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 20/06/2014;
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08/01/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa Phát Lại.
2. Phân tích vấn đề
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Hiểu đơn giản nhất thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ ghi nhận khách quan về hành vi, sự kiện lập vi bằng do Thừa phát lại chứng kiến. Văn bản này sẽ là chứng cứ trước Tòa án nếu các bên phát sinh tranh chấp. Ngoài ra theo quy định Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại mà không được áp dụng đối với sự kiện ngoài địa bàn của mình.
Trái lại, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp bằng văn bản. Văn bản công chứng này có thể là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của luật Công chứng. Chính vì vậy, đây là hai loại văn bản hoàn toàn khác nhau.
Hiện nay, việc mua bán nhà đất bằng vi bằng diễn ra ngày càng phổ biến. Lý do chính xuất phát từ việc một cá nhân, tổ chức muốn làm hợp đồng chuyển nhượng lại đất đai nhưng lại không thể công chứng hợp đồng này ở phường xã đang sinh sống được vì đất chưa có sổ đỏ.
Lúc này, họ sẽ ra văn phòng thừa phát lại để xin lập vi bằng cho việc chuyển nhượng đất. Tuy nhiên, theo quy định của Luật công chứng 2014, Nghị định 135/2013/NĐ-CP quy định Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với:
Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: Giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…;
Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về những việc Thừa phát lại không được làm (những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại…);
Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;
Mặt khác, Thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp.
Như vậy, hành vi lập vi bằng của Tổ chức Thừa phát lại chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ giữa các bên chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Chính vì vậy, nếu thực hiện việc mua bán nhà đất bằng vi bằng thay thế cho văn bản công chứng sẽ không có giá trị pháp lý và có thể dẫn tới rất nhiều rủi ro.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SLC
Địa chỉ: BT 16A3-12 Làng Việt Kiều Châu Âu, Khu đô thị mới Mỗ Lao, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 0911.688.554
Email: congtyluatslc@gmail.com
Website: https://slclawfirm.vn/